KT* – 270 – 121211 – Cứu bất động động sản bằng tiền hay chính sách?

Đăng lần đầu:12.12.2011

Nguyên Minh

Theo: thitruongtaichinh

(Lời Bình)– Thị Trường BĐS hiện nay là không có cách gì cứu nỗi, chỉ phải để cho độ trễ của thị trường tự xử lý nó.

BĐS sở dĩ bùng nổ quá lớn vì lướt sóng chứ nhu cầu thực không có vì người dân bình thường không mua nhà nỗi.

Ở Úc, nhà bình quân là 500 k, lương mỗi đầu người bình quân là 50k, vậy thì 10 năm lương (chưa trừ thuế sẽ mua được một căn nhà, lãi suất chỉ có 7 hay 8%)

Ở VN, nhà bình quân 300k (Mỹ), lương bình quân 1k/năm, vậy thì 300 năm mới mua một căn nhà, chưa kể lãi suất 20 ~ 25%/năm.

Ở Úc, khoảng 5 hay 10 năm cũng có bong bóng BĐS, ở đây gọi là Real Estate Bubble burst. Nhưng khi vỡ bong bong, nhu cầu của công nhân mua nhà vẫn còn đó nên 50 ngàn căn thặng dư thì chỉ chậm xây 2 năm hay 3 năm là xong.

Nhìn lại thị trường BĐS VN, giá cao vì lướt sóng, chỉ vì lướt sóng nên giá mới cao và cao mãi, bây giờ các cánh hẫu của Nguyễn tấn Dũng, bầu Đức, Vincon, Đặng thành Tâm mỗi thằng giữ hàng trăm ngàn căn nhà, mỗi can 5 tỉ vnd, dân VN bao nhiêu người mua nỗi với số tiền mặt này ??? 1000 người là cùng, còn 99 ngàn căn nhà bán cho ai ????

Chính vì vậy nên BĐS này giải quyết bằng tiền mặt, bằng tín dụng, bằng bơm tiền hay bằng chính sách cũng không giải quyết được. Vấn đề cốt lõi là không có cân bằng giữa thu nhập và giá nhà.

Chính vì vậy tôi luôn luôn nói rằng một cp hậu CS sẽ nâng thu nhập gần bằng quốc tế (phải hoàn toàn không tham nhũng mới thu hút đầu tư của phương Tây (như Sing)) thì tất cả vấn đề Vn mới giải quyết được. Không thể có thu nhập bằng 1/50 của thế giới mà đòi ở nhà như thế giới, xa lộ vành đai như thế giới, hàng hiệu như thế giới, xe hơi xịn như thế giới, cuộc sống như thế giới.

Muốn thế thì phải thu nhập như thế giới chứ không thu nhập như Định hướng XHCN mà đòi phát triển như thế giới. Có cái gì đó cơ bản rất sai lầm trong suy nghĩ của “đỉnh cao trí tuệ”, hay đỉnh cao trí tuệ ko suy nghĩ tới.

Chúng ta, 90 triệu dân bây giờ phải suy nghĩ một CP Hậu CS nếu chúng ta muốn sánh vai với thế giới. Và không phải chỉ một mình nhóm Vì Dân Tộc có thể duy nhất là CP Hậu CS đâu, hàng trăm hội đoàn VN Hải ngoại giỏi gấp ngàn lần đảng CS trong lãnh vực vận hành nước VN.

Hãy tin tôi như các bạn tin tôi về những dự báo kinh tế, khi giải thể được CS là 90 triệu dân có quyền lựa chọn qua bỏ phiếu hàng chục đảng, nếu không nói hàng trăm đảng trong và ngoài nước.

Tôi tin chắc điều này rằng nhân tài sẽ rất nhiều, bây giờ chỉ chờ quyết định đứng dậy làm cách mạng hay không của 90 triệu quý vị thôi.

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
12.12.2011

Xem video này sẽ thấy số nhà thặng dư bên TQ, 64 triệu căn hộ mà không ai mua (thành phố ma với những siêu thị ma).

Một căn hộ 100k usd, lương 6k/năm (16 năm lương, đỡ hơn VN 300 năm lương)

Thứ Ba, 06/12/2011, 13:19 GMT+7

Cứu bất động động sản bằng tiền hay chính sách?
Hơn 1 năm nay, thị trường BĐS, nhất là phân khúc căn hộ trầm lắng và liên tục đi xuống. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, nếu Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị chính thức được ban hành, thị trường căn hộ sẽ tăng tính thanh khoản.

“Cứu” thị trường bất động sản bằng chính sách

Theo Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị đang được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến, một dự án chung cư phải có tối thiểu 30% số lượng căn hộ có diện tích từ 45-70m2; 40% căn hộ có diện tích 70-90m2. Còn lại, 30% số căn hộ có diện tích lớn hơn 90m2.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng quy định, doanh nghiệp phải có vốn sở hữu đưa vào công trình ít nhất là 30% tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng và phải có xác nhận từ phía ngân hàng đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án.

Mặc dù Dự thảo mới đang trong giai đoạn lấy ý kiến, nhưng nó đã nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và chuyên gia BĐS. Trong đó, không ít ý kiến kỳ vọng, những quy định trong Dự thảo khi được áp dụng sẽ giúp thị trường căn hộ chuyển sang một trang mới.

Ông Nguyễn Anh Đạt, Giám đốc CTCP BĐS Tấc Vàng cho rằng, trong lúc thị trường BĐS khó khăn như hiện nay, việc xây dựng Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị giống như việc Chính phủ đang muốn “cứu” thị trường BĐS bằng chính sách, thay vì bằng tiền.

Theo ông Đạt, một khi Nghị định được ban hành và đi vào thực tế, thị trường căn hộ sẽ phát triển cân đối hơn, thanh khoản phân khúc căn hộ sẽ cải thiện đáng kể khi xuất hiện nhiều hơn các căn hộ có giá phù hợp với nhu cầu số đông người dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng sẽ được thanh lọc, bởi khi ấy, chỉ có những doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính mới có khả năng tham gia đầu tư vào thị trường căn hộ.

Khó làm thay đổi xu hướng giảm giá căn hộ

Bên cạnh các ý kiến kỳ vọng, Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị một khi được ban hành sẽ là cứu cánh của thị trường căn hộ vốn trầm lắng như hiện nay, thì cũng có không ít ý kiến cho rằng, rất khó để Nghị định có tác động ngay đến thị trường BĐS.

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS NaViGat cho rằng, ngay cả khi Nghị định này được ban hành trong thời gian này, thị trường căn hộ vẫn tiếp tục khó khăn, chứ rất khó có sự thay đổi đột biến. Theo ông Quang, một dự án mới ra đời cần có một quy trình, mất rất nhiều thời gian nên Nghị định này khó làm thay đổi ngay xu hướng giảm giá trên thị trường BĐS.

Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó tổng giám đốc CTCP Sông Đà Thăng Long cho rằng, ngay cả khi Nghị định được ban hành thì cũng phải vài năm nữa mới có tác động tới thị trường căn hộ. Bởi theo ông Việt, hiện nguồn cung từ các dự án căn hộ đã quá nhiều, nên thị trường cần phải có một thời gian nhất định để “tiêu hóa” hết lượng sản phẩm từ các dự án đã và đang được triển khai.

Cũng theo ông Việt, thị trường BĐS Hà Nội đang chứng kiến làn sóng giảm giá mạnh trên cả phân khúc đất nền và căn hộ. Nguyên nhân của việc hạ giá này được ông Việt lý giải là do các nhà đầu cơ, những người đang nắm phần lớn sản phẩm trên thị trường sẽ bán ra sau một thời gian dài cầm cự. Vì vậy, làn sóng hạ giá có thể mạnh hơn trong thời gian tới.

Nguyên Minh
Theo ĐTCK

Bình luận về bài viết này