KT* – 411 – 012212 – Bất động sản 2012 “ốm đau kiệt quệ”

Đăng lần đầu: 22.01.2012

Lê Thịnh
Theo: đấtviet

(Lời Bình) – Bài báo này ngày 22.01.2012, chỉ trừ cái tít là nói về BDS năm 2012, trong thân bài thì toàn nói về những dữ kiện xảy ra năm 2011.

Vậy thì có lẽ tác giả muốn nói BDS ốm yếu quá nặng nên qua đến năm 2012 thành “ốm đau kiệt quệ”.
Mà không kiệt quệ sau được khi BDS và TTCK chỉ nhờ lãi suất hạ còn 10% mới hy vọng (chỉ hy vọng thôi) có cơ hội vực dậy (còn nhiều yếu tố khác như “affordaility” tức là với thu nhập của người lao động có mua nổi hay không). Tết này, lãi suất huy động ngầm là 21, 22%, lãi suất cho vay sẽ là 25% thì bao giờ mới kéo xuống còn 10% như 3 Dũng và Nguyễn văn Bình lớn tiếng khoe khoang cuối năm 2011 ???

Năm 2012 sẽ là năm đem lại rất nhiều uất hận trong lòng dân và tôi hy vọng rằng người dân sẽ đứng lên biểu tình lật đổ chế độ CS này một lần cuối của lịch sử người VN.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một hào quang minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
22.01.2012

————————————————————————
Chủ Nhật, 22/01/2012, 08:50 GMT+7
Bất động sản 2012 “ốm đau kiệt quệ”
Năm 2011, thị trường bất động sản tiếp tục “đau ốm” triền miên và phải cần đến sự giải cứu. Hầu hết mọi phân khúc trên thị trường đều ế ẩm, thậm chí không loại trừ nhà xã hội dành cho người có thu nhập thấp.
Chủ trương xây nhà ở xã hội, trong đó có nhà cho người thu nhập thấp được Chính phủ đưa ra từ năm 2008. Là chính sách đúng đắn, lại có ưu đãi, hỗ trợ nên việc hàng trăm, hàng nghìn người dân quan tâm, kỳ vọng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, thay vì xếp hàng rồng rắn đăng ký mua nhà như hồi đầu năm 2010, hàng loạt dự án nhà thu nhập thấp tại Hà Nội được chào bán trong thời gian qua như Đặng Xá, Kiến Hưng, Đại Mỗ… đã lâm cảnh ế ẩm, đơn giản chỉ vì giá bán vượt quá khả năng của một người “thu nhập thấp”.

Một hiện tượng “lạ” đã diễn ra trên thị trường bất động sản năm nay đó là hàng loạt biệt thự, nhà tiền tỷ vừa lên giá vù vù trước đó bỗng nhanh chóng quay đầu “xẹp lép” với những mức giảm ‘khủng khiếp’.

Có mức giảm giá sốc nhất tại Hà Nội phải kể đến dự án Vân Canh của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD). Đất liền kề tại dự án này thời đỉnh điểm từng được giao dịch phổ biến ở mức 54 – 60 triệu đồng/m2, tăng hơn 20 triệu so với mức giá gốc bán ra của chủ dự án (đã bao gồm cả nhà xây thô). Nhưng khi tụt dốc, giá đất liền kề tại đây chỉ còn trên dưới 40 triệu đồng/m2, thậm chí rớt xuống 38 triệu đồng trong tháng 7. Như vậy tính ra, một lô đất nền biệt thự liền kề tại dự án này đã rớt vài tỷ đồng so với thời kỳ đỉnh điểm.

Hàng loạt dự án “vàng” khác cũng trong thảm cảnh tương tự khiến nhiều người trót ôm đất bỗng chốc trở tay không kịp.

Năm 2011, lần thứ 2 sau năm 2009, trong năm nay, Bộ Xây dựng một lần nữa lên tiếng nhằm gỡ khó cho các “đứa con cưng” của mình. Bộ này đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng linh hoạt và phân định rạch ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản. Đến giữa tháng 11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước quyết định loại 4 nhóm tín dụng bất động sản như vay mua nhà, sửa nhà, xây nhà cho công nhân, thu nhập thấp… ra khỏi “rổ” tín dụng phi sản xuất.

Thế nhưng, khi mà thị trường đã lâm cảnh quá khó khăn, các nhà đầu tư gần như kiệt quệ vì đói vốn cũng như lỗ nặng thì động thái của Ngân hàng Nhà nước dường như chỉ là một “liều thuốc tinh thần”, không đủ lực vực lại thị trường trong những tháng cuối năm.

Lê Thịnh
Theo Đất Việt

Bình luận về bài viết này