KT* – 478 – 021612 – Mặt bằng cho thuê ế ẩm

Đăng lần đầu: 16.02.2012

Xuân Ngọc

          Theo: thitruongtaichinh
(Lời bình): – Khi sức mua giảm mạnh vì thất nghiệp, người còn công việc thì lo không biết bao giờ sẽ tới phiên mình xếp hàng đi xin thất nghiệp…Khi sức mua không còn thì nữa thì shop bán thời trang, túi, giày, dép, v.v…có còn mở cửa để ngáp ruồi hay ko ??? Dĩ nhiên là người mướn sẽ thương lượng để đóng cửa, từ đó mặt bằng ế ẩm là hệ lụy logic.
Khi mặt bằng ế ẩm nó quay trở lại BĐS, có ai mua nhà, hau shop mà không ai thèm thuê hay không ??? Lấy tiền đâu trả tiền lãi nhà băng. Vì vậy nên BDS ở những dãi shopping, shopping centre cũng ế, giá BĐS tụt thê thảm.
Đó là lý do tại sao suy thoái luôn luôn kéo dài từ 3 đến 5 năm vì những hiệu ứng dây chuyền mà bất cứ CP nào cũng chỉ khoanh tay đứng nhìn độ chậm của nó xảy ra. Khi đó những cty không hiệu quả hay tham nhũng như Tập đoàn, đều đóng cửa, tất cả sẽ bắt đầu lại tươi sáng. Nhưng sẽ phải 5 năm, còn vận hành tồi tệ như tập đoàn nhí nhố 3 Dũng thì phải là 7 năm vì bơm tiền, thả lỏng tín dụng.
Một cách nữa để chấm dứt suy thoái 7 năm là phải đem lại sự phấn khởi của người tiêu dùng, của 90 triệu người dân. Cách đó là đứng dậy biểu tình truất phế DCS và đưa một nhóm người có tài, có tâm, trung thực, liêm chính vận hành đất nước với ánh bình minh như khi Thủ Tướng Diệm mới về VN chấp chánh ngày 20.07.1954. Hỏi bất cứ những ng Nam già họ sẽ nói cho nghe, một làn sóng mới vực dậy nền kinh tế của NVN.
 Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
16.02.2012

————————————————————————-
Thứ Ba, 07/02/2012, 11:16 GMT+7

Mặt bằng cho thuê ế ẩm

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=17707

Mặc dù treo biển thông báo tìm khách cả tháng, với ưu đãi như giảm giá, giãn tiến độ thu tiền, song chủ cửa hàng vẫn không tìm được khách thuê.

Dọc trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, những tấm biển “Cho thuê cửa hàng”, “Tìm người thuê lại mặt bằng”… xuất hiện khá nhiều. Chỉ riêng đoạn đường 100 m cuối phố Đê La Thành đã có tới 3 nhà mặt phố treo bảng tìm khách kèm số điện thoại liên hệ. Đếm sơ qua, cả con phố trên có hơn chục mặt bằng đang tìm người mướn. Tình trạng tương tự diễn ra trên một số trục đường khác như Láng, Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy, Tây Sơn…

Treo biển “Cho thuê mặt bằng” suốt từ hôm 4 Tết song đến nay, anh Thành, chủ cửa hàng cuối đường Đê La Thành vẫn chưa tìm được khách. Anh kể, trong gần 2 tuần qua mới có hai khách liên hệ để xem vị trí, diện tích, hỏi giá cả song đều hẹn “sẽ gọi lại sau”.

Cửa hàng được anh Thành cho thuê từ hồi cuối năm 2009. Đến gần Tết Nguyên Đán 2012, chủ kinh doanh đồ nội thất muốn trả mặt bằng vì buôn bán gặp nhiều khó khăn. Mặc dù anh cam kết không tăng tiền nhà trong năm tới song khách thuê vẫn không thể trụ lại.

Bác Nguyễn Văn Vương, ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, ngay hồi tháng 11, chủ tiệm giày – khách thuê trước đây – thông báo sang năm 2012 sẽ không ký tiếp hợp đồng, bác đã treo biển tìm người mới. Song đến nay là gần 3 tháng mà vẫn chưa có ai mướn lại. “Để không như vậy hơn một tháng nay rồi, tính ra mất khoảng hơn chục triệu đồng”, bác Vương nói.

Nhớ lại hồi bắt đầu cho thuê cửa hàng này cuối năm 2006, bác Vương cho hay, chỉ trong vòng một tuần đã có tới 5-6 người hỏi và sẵn sàng làm hợp đồng. Nay chờ mỏi mắt không thấy người thuê, bác Vương định bán đứt thì giá bị rớt mạnh. “Từ 11 tỷ đồng vào năm 2010, đến nay, căn nhà bán chỉ được định giá khoảng 7 tỷ đồng”, bác than.

Không những chủ nhà, bản thân khách thuê dài hạn cũng đang cố tìm người mướn mặt bằng. Kinh doanh chăn ga gối đệm trên phố Tây Sơn, anh Nam treo biển bán thanh lý. Ngay sát đó là tấm bảng “Cho thuê mặt bằng”. Anh chia sẻ, sang tháng sau, vợ chồng anh sẽ chuyển vào TP HCM sinh sống. Nhưng lỡ trả tiền nhà theo hợp đồng đến hết tháng 6/2012 nên giờ phải tìm người chuyển nhượng lại. Theo đó, nếu may mắn gặp được khách buôn bán trùng mặt hàng, anh sẽ để lại toàn bộ sản phẩm với giá rẻ thậm chí giãn tiến độ đóng tiền.

Tuy nhiên, thông báo từ trước Tết, đến nay, anh Nam vẫn chưa cho thuê lại được. Khách đến hỏi, người chê giá cao, người xem qua loa rồi đi. “Nếu nhà của mình thì dễ ra giá hơn, nhưng đây tôi cũng là đi mướn. Cũng do đúng đợt Tết nên chắc ít người có nhu cầu, hi vọng tuần tới, ra hẳn Rằm chắc sẽ khá hơn”, anh Nam hi vọng.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ hiện nay dao động từ khoảng 400.000 đến 2 triệu đồng cho mỗi m2, tùy theo vị trí, diện tích… Một cửa hàng rộng 25m2 trên phố Đê La Thành có giá mướn là 15 triệu đồng một tháng, shop 15m2 trên phố Nguyễn Chí Thanh chào thuê khoảng 10 triệu đồng… Trong khi đó, cửa hiệu rộng chưa đầy 20m2 trên khu vực quận Hoàn Kiếm, giá thuê không dưới 30 triệu đồng, còn tiệm nhỏ trên tuyến phố Lạc Trung, Mai Động, Quỳnh Lôi… khoảng 5-7 triệu đồng.

Theo nhiều chủ kinh doanh, mức trên không cao hơn hồi cuối năm 2011, thậm chí tại một số nơi, giá còn rẻ hơn khoảng 5-10%. Tuy nhiên, do nhu cầu giảm, việc buôn bán gặp nhiều khó khăn nên lượng người trả mặt bằng tăng, khách thuê giảm, mặt bằng cho mướn theo đó cũng bị ế ẩm.

Cam kết không tăng giá so với hợp đồng năm 2011, bác Đỗ Thị Định, chủ cửa hàng trên phố Lạc Trung, Hà Nội vẫn bị khách từ chối thuê tiếp. Chờ hơn một tháng nay, chưa có người mới mướn lại, bác hạ giá từ 7 triệu đồng xuống còn 6,5 triệu đồng một tháng, thu tiền nửa năm một lần. “Có 2 bà cháu sống với nhau, dựa cả vào tiền thuê nhà. Tôi chẳng biết buôn gì, mà có bán cũng không lời được từng đó nên đành hạ giá, chờ khách hỏi”, bác Định tâm sự.

Xuân Ngọc
Theo Vnexpress

Bình luận về bài viết này