KT* – 493 – 022812 – Bất động sản “chết” dây chuyền: Đớn đau tâm lý… “bầy đàn”

Đăng lần đầu: 28.02.2012

Mai Hạnh

          Theo: baomoi
(Lời bình): – Bài báo này đăng ngày hôm nay, rõ ràng là ngày càng sáng tỏ là BĐS chết lâm sàn, không còn cứu vãn được nữa vì thanh khoản nhà băng không có để cho nhà đầu tư vay và lãi suất 25% là quá cao với BĐS.
DN BĐS, nhà đầu tư thứ cấp như cá nằm trên thớt chờ chết.
CP bất tài của 3 Dũng loai hoay từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012, 12 tháng ròng mà ngày càng tệ hơn.
Đã đến lúc kết cục của ĐCS rồi, thời gian là vài tháng chứ không là vái năm đâu.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
28.02.2012

————————————————————————-

http://www.baomoi.com/Home/NhaDat/giadinh.net.vn/Bat-dong-san-chet-day-chuyen-Don-dau-tam-ly-bay-dan/7962077.epi

Thứ ba, 28/02/2012, 07:01(GMT+7)

Bất động sản “chết” dây chuyền: Đớn đau tâm lý… “bầy đàn”

GiadinhNet – Với suy nghĩ bất động sản (BĐS) không bao giờ xuống giá và cứ bước chân vào là có tiền tỷ, rất nhiều người đã dốc hết tiềm lực cho nó.

Khó khăn lan rộng, sụp đổ dây chuyền là hậu quả của việc đầu tư theo đám đông đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
Nhiều dự án BĐS dang dở khi bị các chủ đầu tư thoái lui.
Ảnh: Chí Cường
“Điếu văn” đọc chẳng ai nghe
Rủi ro đang tăng lên rất cao
Ông Lê Chí Phúc, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ SGI Capital cho hay, một con số điều tra cho thấy, mỗi quý các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực BĐS, xây lắp và vật liệu xây dựng đang phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng. “Sức khỏe” của những doanh nghiệp này đang rất tệ và thời gian tới các ngân hàng có thể sẽ xuất hiện thêm nợ xấu khi nhiều doanh nghiệp không còn tiền trả lãi vay, chứ chưa nói đến trả gốc. Về phía người mua nhà, rủi ro cũng đang tăng lên khi xuất hiện nhiều hơn những dự án mà chủ đầu tư mất khả năng thanh toán và không thể hoàn thiện sản phẩm như hợp đồng đã ký.
Thời gian qua, những người quan tâm đến BĐS đã quen thuộc với những cái tên như Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạ Việt Quang, Bùi Thị Quyên… Đó đều là những trùm buôn bán BĐS nổi danh ở Hà Nội, Bắc Ninh. Thế nhưng, cho đến nay, nếu không phá sản thì họ cũng đều đã phải trả giá đắt với BĐS.
Không chỉ cá nhân, nhiều doanh nghiệp lừng lẫy một thời cũng gặp cơn bĩ cực và phải chính thức tuyên bố “rút lui” khỏi BĐS. Điển hình như Tập đoàn Hoa Sen đã bán tháo gần hết các dự án của mình. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT tập đoàn này cho rằng, việc Hoa Sen quyết định rút khỏi thị trường BĐS là mảng kinh doanh phụ và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép.
Trước đây, tập đoàn quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực BĐS là do dự báo triển vọng khả quan về thị trường này, nhưng diễn biến thị trường từ năm ngoái đến nay quá xấu nên rút lui để không tiếp tục bị chết chìm vì nó. Dù khéo đến mấy, khó ai không nghĩ đó là một cách “nói giảm, nói tránh”!
Tiếp đến là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom cũng quyết định rút khỏi thị trường BĐS. Trong kế hoạch kinh doanh trình đại hội cổ đông thường niên năm 2012, HĐQT Sacom đã dự tính chuyển nhượng khu đất tại 475/1 Điện Biên Phủ, TP HCM và nhất trí giao cho Ban điều hành thực hiện và báo cáo kết quả chuyển nhượng. Trong khi đó, việc chuyển nhượng dự án lúc thấp điểm của thị trường là không hề dễ dàng.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Gia Thiều, Giám đốc Trung tâm địa ốc Thành Đạt bày tỏ: “Từ trước đến nay BĐS vẫn là hấp lực lớn nhất. Trải qua vài lần sụt giảm nhẹ nhưng đà tăng tiến vẫn không hề giảm đã khiến cho BĐS như một sự đảm bảo thành công nên hầu như doanh nghiệp nào cũng muốn nhảy vào, nhà đầu tư nào cũng muốn có phần. Tham vọng quá lớn trên một thực lực quá yếu, hiểu biết hạn chế, bỏ qua cảnh báo cứ lao đầu vào đất nên bị “chết thảm”, “tàn phế” hoặc “thương tật”. Nhìn lại thấy sợ nhưng đó là một hệ quả tất yếu, một cái chết được báo trước”.
Đau nhưng… cần!
Ông Lê Văn Hinh, nguyên Trưởng phòng phân tích kinh tế vĩ mô Ngân hàng Nhà nước cho rằng: “Việc đầu tư BĐS theo trào lưu về mặt lý thuyết không có gì sai cả. Trong điều kiện bùng nổ giá BĐS thì với điều kiện thị trường kém minh bạch như Việt Nam (nhất là thiếu thông tin), người dân có khuynh hướng chạy theo đám đông (đầu tư theo trào lưu) là tất yếu và điều đó làm cho quả bóng đã căng lại càng được bơm căng… dẫn đến nguy cơ đổ vỡ. Điều này phản ánh một nền kinh tế kém hiệu quả và theo mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên (đất đai) và trào lưu đầu cơ, chấp nhận rủi ro quá mức… trong điều kiện quản lý hạn chế của các doanh nghiệp BĐS, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tình trạng phá sản khi đầu tư quá mức, chấp nhận rủi ro quá mức có thể là đau đớn nhưng là cần thiết cho quá trình cải cách và hướng tới sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn trên phạm vi  một quốc gia (trong đó có đất)”.
Cũng theo ông Lê Văn Hinh, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để dòng vốn chảy vào khu vực BĐS một cách có kiểm soát, theo quy hoạch quốc gia. Nhà nước làm tốt việc quy hoạch quốc gia về đất đai, đảm bảo minh bạch, không thay đổi quá mức, không gây các cú sốc quá mức… thì BĐS sẽ được sử dụng hiệu quả mà doanh nghiệp BĐS cũng không “dính sốc”. Về nguồn cung vốn là khu vực ngân hàng cũng cần được cải cách, nhất là năng lực lọc các dự án, ngăn chặn dòng tiền chảy quá mức vào khu vực “điên khùng” là cho vay dưới chuẩn. Hiện tại, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN là tương đối tốt, đang hướng dòng vốn vào khu vực sản xuất vật chất thực sự nhằm hạn chế đầu cơ. Việc đảm bảo hiệu quả đồng vốn xã hội, ngăn chặn tình trạng bong bóng BĐS, có thể giảm lãi suất ngân hàng để phục vụ cho các dự án sản xuất thực sự sẽ khiến cho vốn không chảy quá mức vào BĐS như thời gian vừa qua.
Một số chuyên gia khẳng định, năm 2012, thị trường BĐS sẽ còn nhiều khó khăn nên xu hướng mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Họ cũng cho rằng, BĐS “chết” theo dây chuyền  không có nghĩa là các ông chủ lớn từng “thổi bong bóng” mất trắng. Mà có thể họ và những người liên quan đã kiếm đủ và quá nhiều so với những gì họ bỏ ra qua những thời điểm thị trường này thăng hoa. Chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại và lớn hơn là cả nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và kéo dài của một thời đầu tư phong trào, kiếm lợi tốc hành của một nhóm người. Hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đang “chết” dây chuyền, thì các ông chủ lớn nghỉ ngơi chờ một cơ hội mới.
Mai Hạnh

Bình luận về bài viết này