KT* – 558 – 032612 – Cần một hành động vừa đủ từ Chính phủ

Đăng lần đầu: 26.03.2012

Ninh Toàn 

       Theo: baoxaydung
(Lời bình): – Ông Việt Kiều này chỉ nói đúng một điều là NV Hải Ngoại không quan tâm nhiều đến BĐS ở VN. Chuyện BĐS VN chờ VK về mua để giải cứu là không có, Tết vừa rồi là một minh chứng.
 
Những chuyện ông này nói sai là CP CS đang kiệt quệ về tài chính, làm gì họ có vài chục tỉ usd ra cứu BĐS, lại nữa BĐS Vn có giá bình quân là 200 năm lao động, giá Mỹ và Úc là từ 6 năm đến 10 năm để mua đứt một căn nhà.
Nếu không có số đông (đại đa số người trẻ) có khả năng mua nhà (housing affordability) thì có nói láo, tâng bốc, thổi phồng cũng không lay chuyển thị trường mua nhà từ dân. Ở Mỹ thì khác, mọi người ít nhiều có khả năng mua trả góp qua lương nên khi có CP bảo đảm là vấn đề được giải quyết ngay.
Ai ai cũng thấy rõ thị trường BĐS VN là hoàn toàn khác hẵn Mỹ, Úc nên không bao giờ dưới chế độ CS có thể điều chỉnh được (đốn chứ không chỉnh như Trọng lú nói).
Xin xem tại đây…

KT –                                                 270 – 121211                         – Cứu bất động động sản bằng tiền hay chính sách?

CXN_111411_1305_Hãy nói không với việc mua BĐS trong lúc này!

KT –                                     349 – 010512                   – Tiền cũng không cứu được thị trường BĐS!

KT –                                     484 – 021812                   – Thị trường BĐS TP HCM bế tắc mới tính chuyện lâu dài

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
26.03.2012

———————————————————————————–

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/bat-dong-san/can-mot-hanh-dong-vua-du-tu-chinh-phu.html

Cần một hành động vừa đủ từ Chính phủ

23/03/2012 10:27

Khi thị trường BĐS không thể tự điều tiết, sẽ cần sự can thiệp kịp thời của Chính phủ – đó là kinh nghiệm từ giải pháp cứu thị trường BĐS của Chính phủ Mỹ. Điều này được ông Nguyễn Vinh – Việt kiều Mỹ từng tham gia Hội đồng thành viên điều hành Hiệp hội BĐS Á – Mỹ, thành viên Hiệp hội BĐS Mỹ chia sẻ với PV BĐS&VLXD.

Cảm ơn ông đã nhận lời mời trò chuyện cùng BĐS&VLXD! Thưa ông, thị trường Mỹ trải qua một đợt suy thoái khủng hoảng, vậy ông có thể cho biết hiện nay thị trường diễn biến như thế nào và Chính phủ Mỹ đã làm như thế nào để giúp thị trường BĐS Mỹ phát triển?

– Thị trường BĐS Mỹ bắt đầu suy thoái khủng hoảng khoảng cuối năm 2006, cho đến nay đã được 6 năm rồi trong khi mỗi đợt suy thoái ở Mỹ thường kéo dài 2 năm. Lần này nó kéo dài ngoài sự mong muốn của mọi người, một phần theo tôi nghĩ là vì Chính phủ không can thiệp mà đứng bên lề khá lâu cho tới khoảng cuối năm 2007, đầu 2008 mới có động thái can thiệp thị trường. Yếu tố rất quan trọng là phần chấn an thị trường, bởi vì không có can thiệp nên mọi người rất bi quan, và tâm lý bi quan đó vô hình trung thành ra họ đã tự giết mình, làm thị trường ngày càng bấp bênh ảm đạm hơn. Khi Chính phủ tác động vào thị trường, họ đã đưa ra những đề án rất lớn, hứa hẹn nhiều để chấn an thị trường. Từ Tổng thống, Quốc hội đến Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương, tất cả đều quan tâm lên tiếng chấn an dư luận, đưa ra nhiều chương trình lên đến hàng nghìn tỷ USD rót vào BĐS. Thực sự cho đến nay, số tiền đó cũng chưa có sử dụng hết nhưng mục tiêu chủ yếu là để chấn an dư luận.

Rõ ràng là, khi thị trường khủng hoảng, vai trò định hướng, điều tiết của chính sách nhà nước vô cùng cần thiết. Lúc đó, chúng ta không thể ngồi chờ đợi thị trường sẽ tự điều tiết tự cứu mình đúng không, thưa ông?

– Đúng vậy, khi ông Bush đang tại vị thị trường BĐS Mỹ đã khủng hoảng, một trong những suy nghĩ của Đảng Cộng hoà là Chính phủ không nên can thiệp vào thị trường, để thị trường tự điều tiết lấy. Nhưng khi thị trường không làm được điều đó thì Chính phủ phải nhảy vào, đây là điểm mấu chốt quan trọng. Tuy nhiên, theo tôi, Chính phủ phải điều tiết rất ít, hành động vừa đủ để không làm quá, làm quá nhiều khi phản tác dụng. Chính vì vậy nên một số điều khoản họ đưa ra lại ảnh hưởng không tốt cho thị trường.

Để vượt qua khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố đưa ra hàng nghìn tỷ USD bổ sung vốn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, điều đó ở Việt Nam là rất khó thực hiện. Ông có thể đưa ra những ý kiến về thị trường BĐS Việt Nam khi cần vốn thì chúng ta có thể huy động từ những kênh nào hoặc bằng cách nào?

– Tôi lấy ví dụ, người Việt Nam bỏ tiền đầu tư trong ngân hàng rất nhiều mà ngân hàng lại không cho vay và người dân cũng không muốn bỏ tiền đầu tư lĩnh vực khác vì rủi ro khi không có sự bảo đảm nào hết. Giả sử Chính phủ hoặc ngân hàng có thể cho vay để giúp những dự án với điều kiện Chính phủ đảm bảo một phần rủi ro nào đó. Bảo đảm đây là Chính phủ có thể lập ra một cái bảo hiểm, đó là người đầu tư khi họ vay, họ phải trả tiền thêm cho sự bảo đảm đó. Khi có sự bảo đảm, người dân thay vì đầu tư trong ngân hàng sẽ bỏ tiền mua cổ phiếu, có nguồn tiền thực hiện các dự án.

Ông đánh giá về sự quan tâm và nhu cầu của các Việt kiều Mỹ đến thị trường BĐS Việt Nam như thế nào và nguồn kiều hối từ Mỹ cho BĐS trong nước có khả quan không?

– Số đông Việt kiều Mỹ là định cư lâu dài, không quan tâm lắm đến BĐS tại Việt Nam. Vì công dân Mỹ đến tuổi nghỉ hưu họ mới được hưởng trợ cấp của nhà nước, có khoản tiền để dưỡng già với chính sách ngặt nghèo là cơ quan chức năng sẽ kiểm tra sự hiện diện thường kỳ của người Việt trên đất Mỹ. Sẽ khó có sự dịch chuyển hoàn toàn về chỗ ở, vì như vậy họ sẽ không được hưởng chính sách đó của Chính phủ Mỹ nữa, chỉ những người nào còn gia đình ở Việt Nam thì họ mới gửi tiền cho người thân mua nhà thôi. Tôi nghĩ là nguồn kiều hối từ Mỹ cho BĐS trong nước tuy có nhưng không nhiều như các nước khác có đặc thù là dân làm ăn kinh doanh một thời gian sau sẽ trở lại Việt Nam sinh sống.

Với tư cách là Việt kiều Mỹ, đã từng tham gia Hội đồng thành viên Hiệp hội BĐS Á – Mỹ (AREAA) và hiện đang là thành viên Hiệp hội BĐS Mỹ, ông có những hoạt động kết nối và cơ hội hợp tác gì cho thị trường BĐS Việt Nam?

– Hiệp hội BĐS Mỹ là tổ chức của hơn 1 triệu thành viên trên khắp các bang của nước Mỹ, còn Hiệp hội BĐS Á – Mỹ là đối tác chiến lược của Hiệp hội BĐS Việt Nam. Tôi đã cố gắng tạo ra sự liên kết hỗ trợ hợp tác giữa VNREA và hai hiệp hội này, họ đều có các chương trình hỗ trợ cho Việt Nam về đào tạo nhân lực trong quản lý và kinh doanh. Bước đầu sẽ có những lớp đào tạo bài bản dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực BĐS, sau đó những người này sẽ trở thành leader (trưởng nhóm) để về đào tạo lại, hướng dẫn cho người cùng lĩnh vực tại Việt Nam. Vì trong nước thiếu những người được đào tạo bài bản về lĩnh vực này nên tôi nghĩ quá trình này rất hữu ích.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ninh Toàn (thực hiện)

Bình luận về bài viết này