KT* – 546 – 032412 – DN địa ốc trả lãi vay ngân hàng 7.000 tỷ/tháng

Đăng lần đầu: 24.03.2012

Vef-vn 

       Theo: Vef-vn
(Lời bình): – Bài bào này viết tựa sai, thân bài thì viết 7 000 tỉ/quý nhưng tựa bài ghi 7 000 tỉ/tháng.
Con số này cũng không đúng nốt, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng là 2 triẽu 400 ngàn tỉ, trong đó nếu CP thành công kéo tín dụng BĐS xuống còn 16% tổng dư nợ cuối năm 2011 thì số nợ BĐS sẽ là 384 ngàn tỉ, với lãi suất bình quân 21% thì số lãi hàng năm là 80 ngàn tỉ, lãi mỗi quý là 20 ngàn tỉ và lãi mỗi tháng sẽ là 7 000 tỉ (may mà trùng với số sai).
Chuyện này tôi biết từ lâu và tính từ lâu rồi nên tôi mới có dự báo chính xác từ tháng 2 hay 3.2011 rằng càng ngày, DN BĐS càng chết vì khối nợ và lãi phát sinh. Chính vì vậy nên tôi có khuyến cáo đúng cho bạn đọc là đừng mua nhà, đất vì ngày càng rẽ hơn nữa.
Và tình hình lạm phát quay trở lại thì tín dụng sẽ siết, BĐS vỡ nợ đại trà, tất cả đều rẻ rúm thôi, cứ chờ đấy.
Nó sẽ ảnh hưởng thêm nữa với hệ thống ngân hàng. Bấm vào tag BĐS của tôi sẽ đọc được rất nhiều. Và đây chỉ là mới khởi đầu của trận đại hồng thủy mà thôi.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.03.2012

———————————————————————————–    

Số nợ vay đã lên 200.000 tỷ đồng. Với lãi suất bình quân khoảng 20 – 22%/năm hiện nay, mỗi quý nhóm doanh nghiệp (DN) này phải trả lãi khoảng 7.000 tỷ đồng. Do đó, số tiền mặt chỉ đủ để trả lãi vay hơn một quý.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM, thông tin hiện số tiền mặt mà nhóm công ty BĐS, xây dựng đang niêm yết nắm giữ khoảng 9.000 tỷ đồng, nhưng số nợ vay đã lên 200.000 tỷ đồng. Với lãi suất bình quân khoảng 20 – 22%/năm hiện nay, mỗi quý nhóm doanh nghiệp (DN) này phải trả lãi khoảng 7.000 tỷ đồng. Do đó, số tiền mặt chỉ đủ để trả lãi vay hơn một quý. Và số vốn trên sẽ “tiêu” hết trong quý 2.
Chỉ còn nước phá sản
Trong danh sách các DN giải thể từ năm 2011 đến nay cũng có những DN phá sản, giải thể không nhận được sự thương tiếc. Số này phần lớn nằm ở lĩnh vực BĐS thuộc nhóm dễ “sinh” dễ “tử”, tay không bắt giặc, ồ ạt ra đời sau thời kỳ hoàng kim của thị trường BĐS năm 2006 – 2007.
Năm 2008, công ty CP Cổng Địa Ốc (Q.1, TP HCM) được thành lập với số vốn điều lệ chỉ 1 tỷ đồng, sau đó nâng lên khoảng 6 tỷ đồng. Thời gian đầu, công ty hoạt động rất “sôm tụ” khi lấy về được một số dự án phân phối độc quyền. Tuy nhiên, sang năm 2009, thị trường bắt đầu lao dốc, những dự án công ty kinh doanh gặp vấn đề. Không chịu nổi, năm 2011, Công ty Cổng địa ốc đã phải đóng cửa và bán lại “xác” với giá khoảng 600 triệu đồng.
Cũng trong thời gian này, Công ty Đất giàu Sài Gòn (RichLand Sai Gon) được thành lập với khoảng 20 nhân sự. Thời gian đầu hoạt động khá rầm rộ trong lĩnh vực tư vấn mua-bán, thuê – cho thuê BĐS, môi giới kinh doanh, tiếp thị các dự án, tư vấn đầu tư và hỗ trợ khách hàng kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên, không lâu sau đó, công ty này cũng lặng lẽ đóng cửa. Hàng loạt các công ty khác như Công ty BĐS Cộng Sự, Công ty BĐS Đất Giàu, Phát Lộc… đã phải ngưng hoạt động. Công ty BĐS Song Phát đóng cửa 3 trong 4 chi nhánh.
Trong khi đó, số còn lại thì hiện đến 60 – 70% DN đang đắp mền, sản phẩm không bán được, nhưng mỗi tháng một DN mất 50-60 tỷ đồng chi phí điều hành. Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia BDS, trong quý II, III, số DN địa ốc phá sản sẽ tăng lên hàng loạt.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, bây giờ mà trông chờ vào “giải cứu” của ngân hàng là thất bại hoàn toàn. Do ngân hàng cũng không còn tiền, một số nhà băng đã tuyên bố “năm nay không chơi với BĐS”.
Kẹt với cầm cố, thế chấp
Một công ty nhập khẩu kinh doanh sắt thép xây dựng tại Q.Tân Bình cho biết, hiện nay họ đang nợ thuế nhưng chưa trả được, vì ngân hàng không cho vay vốn thêm và đang phong tỏa hết số tài sản, hàng hóa.
Nguyên nhân do công ty này thế chấp toàn bộ hàng hóa và nhà cửa để vay tiền. “Mấy tháng nay, sắt thép nhập về không tiêu thụ được, hàng bán chậm, để trả lương công nhân và giữ mối nhập khẩu, chúng tôi phải vay ngân hàng để thanh toán. Nhưng lãi quá cao trong khi hàng không bán được, chúng tôi phải chậm trả tiền vay.
Ngân hàng cứ thế siết nợ”, vị thành viên Hội đồng quản trị của công ty này cho biết. Theo tính toán của ông này, số hàng hóa, nhà cửa mà công ty thế chấp, nếu bán được phải gấp 50 lần số vốn đang nợ ngân hàng. “Chúng tôi đã  thương thảo với ngân hàng để chúng tôi bán hàng rồi thanh toán nợ, hoặc “siết” một ít thôi, để có cơ hội trả nợ, nhưng chưa có kết quả gì “, ông này nói.
Không chỉ DN nói trên mà nhiều DN lớn khác cũng đang khó khăn chồng chất, dẫn đến nợ thuế, nợ tiền nhân công… cũng chỉ vì đã “lỡ cầm cố, thế chấp” tài sản cho ngân hàng hoặc ngân hàng không giải ngân thêm. Cục  Thuế TP HCM cho biết, nợ thuế 2 tháng đầu năm 2012 đã tăng 15% so với trước, và phần nhiều lại là những công ty đóng thuế tốt những năm trước. Nguyên nhân do một số công ty đang khó khăn về tiền mặt, tồn đọng hàng…
Trong khi đó, những DN đã vay được vốn thì kẹt với lãi suất, thị trường hay chi phí sản xuất, mặt bằng tăng giá. Ông Dũng, Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ Thanh Dũng (Q. Tân Bình), vừa bố cáo giải thể DN, bức xúc: “Hằng tháng tôi phải trả chi phí thuê mặt bằng 17, 18 triệu đồng cộng với chi phí sản xuất tăng liên tục, thêm lãi suất ngân hàng cao quá. Hai năm nay làm ăn cứ thâm hụt hết vốn. Lập công ty ra mà… ai cũng đói, thì đành phải giải thể, chờ cơ hội khác thôi

Bình luận về bài viết này