KT* – 548 – 032412 – Doanh nghiệp BĐS “chết” hàng loạt là chuyện lớn

Đăng lần đầu: 24.03.2012

Minh Nhật 

       Theo: báo mới
(Lời bình): – Bài này ra ngày 16.03.2012, trước ngày thông tin lạm phát quay trở lại và trước cả ngày xăng tăng giá 2100 đ/lít.
Hôm nay có thể coi bài này là điếu văn của BĐS vì CP sẽ siết thêm tín dụng để kiềm chết lạm phát quay lại.
Khi bắt đầu khóc thương BĐS thì những ngành nghề này cũng lo đi mua quan tài là vừa: Thầu xây cất, gạch đủ loại, kiếng, nhôm, xi măng, g, bàn ngồi cầu tiêu, cửaỗ…nói chung là những doanh nghiệp ăn theo của BĐS.
Đấy, càng đọc trang này các bạn càng hiểu nhiều về cách vận hành của nền kinh tế, càng thấy bọn Ba Dũng ngu dốt đến ngần nào. Tất cả bắt đầu từ 3 năm qua với nhập siêu, thâm thụt usd dự trữ, phá giá vnd, bão giá rồi lạm phát phi mã (phần lớn cũng là tham nhũng quá nhiều của tập đoàn), rồi siết tín dụng tháng 02.2011 rồi TTCK, BĐS kiệt quệ, DNNN kiệt quệ gây nợ xấu NH, NH suy sụp, thanh khoản mất rồi DN vừa và nhỏ đóng cửa đẩy 1 triệu rưỡi dân VN thất nghiệp. Chúng ta đang ở điểm này đay.
Và sau đó thì dự báo của tôi là gì ???? Lạm phát trở lại do Xăng điện dầu gas tăng, siết chặt tín dụng như nghị quyết 11 tháng 02.2011…Tất cả bổn củ soạn lại nhưng ngày càng gắt gao hơn.
Cần một nhóm siêu việt với những bộ óc siêu việt để giải quyết, với sức mạnh của toàn dân (mandate), nếu không thì 90 triệu người dân khoanh tay nhìn cỗ xe lao xuống vực thẳm theo độ chậm của nền kinh tế mà tôi dự báo rất nhiều 3 năm nay.
Quyết định là ở người dân. Nhóm Vì Dân sẽ kêu gọi biểu tình vì lý do kinh tế, ai ũng hộ thì comment nhiều vào.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.03.2012

———————————————————————————–    

http://www.baomoi.com/Home/NhaDat/tinnhanhchungkhoan.vn/Doanh-nghiep-BDS-chet-hang-loat-la-chuyen-lon/8080313.epi

Doanh nghiệp BĐS “chết” hàng loạt là chuyện lớn
16-03-2012 13:04:10

(ĐTCK) Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội trong cuộc trao đổi với Đầu tư Chứng khoán.

Ví các DN đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS như những con cá và thị trường BĐS là một cái ao, ông Nguyễn Hữu Cường, cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nếu một vài con cá bị chết là câu chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng nếu hầu hết cá lớn, cá bé trong ao đều chết thì rõ ràng môi trường sống trong ao có vấn đề và trở thành chuyện lớn.

 

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, việc NHNN vừa quyết định giảm trần lãi suất huy động vốn xuống còn 13%/năm, qua đó, các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay, sẽ thổi một luồng gió mới vào hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS. Ông có bình luận gì về ý kiến này?

Cách đây không lâu, nhiều doanh nghiệp trong ngành rất kỳ vọng vào Công văn số 8844/NHNN-CSTT ngày 14/11/2011 của NHNN về việc hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2011 loại 4 nhóm BĐS ra khỏi lĩnh vực tín dụng phi sản xuất. Các doanh nghiệp đều mong mỏi được vay thêm vốn để hoàn thiện những dự án còn dở dang và đưa những sản phẩm đã hoàn thiện thành hàng hóa ra bán trên thị trường. Thế nhưng, đã qua mấy tháng, việc các doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn theo tinh thần công văn này là không nhiều. Vì vậy, tôi cho rằng, với việc trần lãi suất huy động vốn được giảm xuống 13%/năm cũng không có tác động nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp BĐS trong vài tháng tới.

Đặc biệt, với lộ trình tạo dựng dự án BĐS là dài hạn, nhưng vốn cho vay hầu hết lại ngắn hạn, thì doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực lo xoay tiền chỗ nọ đập vào chỗ kia để thực hiện trách nhiệm với ngân hàng. Tôi cho rằng, đây là điều bất cập nhất trong chính sách điều hành thị trường tiền tệ hiện nay đối với thị trường BĐS. Nếu điều này không được thay đổi hay điều chỉnh ngay thì không doanh nghiệp nào trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh BĐS có thể tồn tại.

 

Như vậy, có vẻ như doanh nghiệp BĐS cũng không mặn mà với quyết định giảm lãi suất huy động vốn vừa qua?

Đúng vậy. Từ trước đến nay, tất cả các doanh nghiệp BĐS có nhu cầu vay mượn tiền của ngân hàng để triển khai đầu tư BĐS, chỉ sau khi có những sự ký kết, bảo lãnh và cho vay từ phía ngân hàng, chủ đầu tư mới tiến hành xây dựng dự án. Đến nay, khi dự án đang dở dang mà ngân hàng lại không cho vay tiếp, thì đồng nghĩa với tất cả các BĐS đã được chủ đầu tư đổ tiền vào thực hiện trở thành bán sản phẩm, nên không thể là hàng hóa và không thể bán được. Hệ lụy của câu chuyện “nửa đường đứt gánh” này là chủ đầu tư sẽ phá sản, Nhà nước cũng thiệt thòi vì không thu được tiền thuế và hệ lụy lớn hơn là tất các các lĩnh vực khác liên quan đến thị trường BĐS đều bị ảnh hưởng. Điều này làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp BĐS trong việc tiếp cận nguồn vốn triển khai hoạt động đầu tư BĐS.

 

Đã có ý kiến đề nghị thành lập quỹ tín thác BĐS để giúp các doanh nghiệp BĐS tiếp cận nguồn vốn, thay thế cho hệ thống tín dụng hiện nay. Ông có ủng hộ đề xuất này?

Quỹ tín thác BĐS đã được vận hành thành công trên thế giới từ lâu như ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore… Trong tương lai, tôi kỳ vọng rằng, ở nước ta cũng sẽ hình thành được mô hình huy động vốn như quỹ tín thác đầu tư BĐS. Điều này sẽ giúp huy động vốn mà không phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng chủ động khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để tạo lập sản phẩm BĐS.

Sự ra đời của hệ thống quỹ này chắn sẽ tác động tích cực lên thị trường BĐS, đặc biệt là ở nguồn cung. Từ trước đến nay, giá cả BĐS luôn rất cao, bởi tỷ suất vốn vay trên sản phẩm là rất lớn. Vì vậy, khi có một nguồn vốn với lãi suất hợp lý sẽ góp phần bình ổn giá cả BĐS. Bên cạnh đó, khi thị trường BĐS hoạt động tốt còn tạo điều kiện phát triển cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực liên quan khác phát triển theo.

 

Việc chậm ra đời quỹ tín thác BĐS phải chăng do chúng ta còn thiếu hành lang pháp lý, thưa ông?

Lý do chính mà quỹ này chưa hình thành được là do thị trường tài chính của ta còn mới mẻ. Vì vậy, việc tiếp thu các bài học thành công từ nước ngoài cũng như những hành lang pháp lý của họ là cần thiết. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này trong việc nghiên cứu và đề xuất triển khai, chứ không phải các doanh nghiệp.

Để có thể ra đời quỹ tín thác BĐS sẽ cần một lộ trình liên quan đến chính sách tiền tệ, an ninh kinh tế và rất nhiều văn bản chính sách pháp luật cần phải ban hành, phải trải qua nhiều khâu tham gia góp ý từ thị trường. Đây là cả một chủ trương lớn nên không phải một sớm một chiều thực hiện được ngay, nhưng rõ ràng là phải bắt tay vào công tác chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Minh Nhật thực hiện

Bình luận về bài viết này