CXN*_052412_1534_Bao giờ dân VN ngưng nuôi dưỡng những con ma đói tham nhũng tên là Tập Đoàn ??? (TĐ comprehensive)

Đăng lần đầu: 24.05.2012
Châu Xuân Nguyễn 
Tôi đăng bài này nhân lúc QH đang bàn về DNNN, Tập đoàn @ cuộc họp làn 3 Khóa 13

CXN*_335_111009_TÁI CẤU TRÚC KINH TẾ BẰNG CÁCH IPO TẤT CẢ TCY VÀ TẬP ĐOÀN

Trích:”Lúc đó (10.11.2009) tôi dự báo:

1. Phải bán tất cả DNNN, lời lỗ, cho không cũng bán

2. Tôi nói nợ lúc đó là 50 tỉ usd, 2 năm sau sẽ thành 100 tỉ usd (hiện giờ nợ tập đoàn, TCTY, DNNN là 120 tỉ usd)

NVDT_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này

Nếu 3 Dũng nghe lời tôi thì bây giờ làm gì lỗ thêm cho 90 triệu dân tộc 70 tỉ usd (1 triệu 400 ngàn tỉ vnd). Nếu người dân VN có quyền bầu cử thì 3 Dũng sẽ bị đá ra khỏi chức trước khi gây thiệt hại như thế này, nếu QH có thực quyền, nếu đảng ra nghị quyết tái cơ cấu kinh tế 2 năm trước thì 90 triệu dân đâu có mắc nợ thêm như thế này.

3 Dũng chấm mút được chừng 5 tỉ usd trong số 70 tỉ nợ thêm này nhưng bây giờ 3 Dũng mới lạnh khi biết số nợ lên đến 120 tỉ usd.”hết trích

KT* – 452 – 020812 – Nhiều Tập đoàn, Tổng công ty lớn gặp khó khăn

Trích:”(Lời bình): – Bài báo này đăng từ ngày 04.01.2012, cách nay một tháng, tình hình của Petrolimex, TKV, EVN, và dĩ nhiên hằng loạt những tập đoàn cần bơm tiền với một liều lượng thật mạnh mà không có.

Tất cả đều nằm đó chờ chết mà không biết cái chết sẽ hãi hùng hay êm thấm, ngay cả TGĐ của EVN, Vinalines cũng chưa biết số phận cho đến khi bị gọi lên và thuyên chuyển về Bộ Công thương. Sẽ còn nhiều thanh trừng và bất ổn chính trị sẽ xẩy ra, NV của Tập đoàn là đọc mạng nhiều và chắc chắn họ đọc mạng của tôi và biết rằng chỉ một cách giải quyết duy nhất là tư nhân hóa tất cả TĐ, cty tư nhân sẽ phải mướn họ trở lại với lương cao hơn, làm việc hữu hiệu hơn và đảm bảo ổn định hơn gấp trăm lần những thằng tham nhũng làm TGĐ TĐ và TCTY.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa”hết trích

KT* – 318 – 122711 – Kiên quyết giải thể các DNNN thua lỗ

Trích:”Đó là những nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nghị quyết của QH về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ tổ chức ngày 22-12.

Tập đoàn phải minh bạch thông tin

Theo Chính phủ, hiện nay hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung còn hạn chế, khả năng cạnh tranh kém, thiếu tầm nhìn trung và dài hạn nên việc tái cấu trúc là hết sức cần thiết. Trong đó, thời gian tới sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN. Đồng thời, tăng cường kỷ luật tài chính, kiểm tra, giám sát việc vay nợ, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ của DNNN.

“Kiên quyết thực hiện việc giải thể, phá sản các DNNN kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, mất vốn nhà nước” – Chính phủ khẳng định và yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước khẩn trương lập phương án, triển khai tái cấu trúc DN, tập trung vốn đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành. Đồng thời, xây dựng phương án, kế hoạch thoái vốn đối với các khoản đã đầu tư ngoài ngành theo lộ trình phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, sẽ thực hiện công khai và minh bạch thông tin đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo đó, các đơn vị này phải công bố công khai các thông tin về danh mục các dự án đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hiện hành; các giao dịch có quy mô lớn, khoản vay hay cho vay lớn và các giao dịch bất thường khác. Đặc biệt, phải công khai thông tin về nhân thân, trình độ, kinh nghiệm, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao, cách thức trả lương và các lợi ích khác của những cán bộ chủ chốt. Bên cạnh đó, công khai cả thông tin về bản tự kiểm điểm, đánh giá hằng năm của họ trên cương vị là người quản lý DN…”hết trích

CXN*_121711_1343_Chuyện buồn cười của ĐCS và DNNN (vay thêm nợ 30 tỉ usd mỗi năm, cần 65 ngàn tỉ để tái cấu trúc)

TRích:”Con quái thai gọi là Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) được tạo bởi 3 Dũng (lấy từ Bộ chủ quản thâu tóm về tay mình) bây giờ nó lớn quá lớn, ngày càng khó kiểm soát nên Hội Nghị kỳ 3 Khóa 11 của BCHTW đảng ra nghị quyết phải tái cơ cấu (hay còn gọi là dẹp bỏ).

3 Dũng hỗm rày né tránh chuyện tái cơ cấu này, chỉ lo biện hộ về Vinashin, than khóc “tôi xót xa…” và ngày hôm nay, NTDung chỉ thị cho thằng bưng bô Vương Đình Huệ tuyên bố với báo chí là để dẹp con quái thai này (gây nợ cho người dân VN 120 tỉ usd) người dân VN phải “lo lót” thêm 65 ngàn tỉ vnd chỉ để tái cấu trúc, để con quái thai này đừng dẫy chết mà mạnh trở lên để vay thêm nợ nữa.

Chúng ta không chấp nhận bỏ thêm 3.2 tỉ usd nữa để những DNNN này tồn tại. Người dân VN chỉ thị cho CP CS phải bán đổ, bán tháo tất cả DNNN, đem tiền về cho dân tộc, 3 tỉ usd cũng được, 300 triệu cũng được vì dân VN chán mang thêm nợ mỗi năm 30 tỉ usd.”hết trích

KT – 778 – 052412 – World Bank cảnh báo nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

CXN*_040312_1459_Bảy năm có đủ để thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế này của Ba Dũng hay không ??? Giải pháp ???

 Melbourne

17.12.2011

Châu Xuân Nguyễn

———————————————————————————————

Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-05-23

Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.

RFATrụ sở của Vinalines, Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam.

Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

Phá sản vì chính sách ưu tiên của nhà nước

Nhà nước đã tái cơ cấu lại Vinashin trong đó chia khoản nợ mà tập đoàn này đang gánh cho nhiều tập đoàn nhà nước khác trong đó có Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải Việt Nam còn gọi là Vinalines.

Dư luận cho rằng việc làm này tỏ ra thiếu cân nhắc khi bản thân Vinalines khi ấy cũng đang cần vực dậy. Các cấp cao nhất trách nhiệm tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã không biết hay cố tình không biết gì về sự thâm lạm mà Vinalines đang phải đối phó. Các kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007-2008 cho thấy Vinalines có lãi, nhưng đến năm 2009 thì tập đoàn này bị lỗ hơn 400 tỷ đồng, đến năm 2010 lại tiếp tục lỗ nặng hơn lên tới gần 1. 300  tỷ đồng.

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau khi quá trình tái cơ cấu đã được 17 tháng, Vinalines cho biết không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Điều này cho thấy tầm nhìn của những viên chức trách nhiệm trong đề án tái cơ cấu Vinashin hoàn toàn sai lầm nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm, gây hậu quả gián tiếp cho sự sụp đổ của Vinalines trong thời gian gần đây.

Nếu chính phủ nắm rõ những món nợ của Vinalines và cách làm ăn có vấn đề của tập đoàn này thì sự thể đã không như hôm nay. Là một bộ phận của chính phủ, Vinalines được ưu đãi trên mọi phương diện. Về vốn, Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vinalines cũng được cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Vinalines được bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cho phép phát hành trái phiếu, cũng như các ưu đãi khác mà một công ty tư doanh không thể nào có được.

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam.

TS Nguyễn Quang A

Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang làm hiện nay, Vinalines có hoạt động đầu tư rất dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp không đúng mục đích. Vinallines đã chi gần một nửa số tiền trong 1.000 tỷ đồng mà tập đoàn này được ưu đãi từ nguồn vốn trái phiếu phát hành năm 2010 để cho các công ty con vay mà không tính lãi. Kết quả là sau nhiều năm nợ không thể đòi của các đơn vị vệ tinh của Vinalines lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.

Nhận xét về những sai phạm này, TS Nguyễn Quang A nguyên giám đốc viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và chắc chắn là sẽ thất bại. Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối ấy của đại hội lần trước nữa đã đặt ra phải xây dựng những tập đoàn như thế, đường lối ấy hết sức là sai lầm. Có thể xây dựng những tập đoàn kinh tế Việt Nam hùng mạnh nhưng không phải cách như Đảng Cộng sản Việt Nam muốn tự làm và dùng nguồn lực của đất nước để tự mình làm. Chính cái đường lối ấy nó dẫn đến Vinashin, Vinalines và nó sẽ còn dẫn đến những đổ bể như thế nữa và đấy là những nguyên nhân chính.

Bài học về quyền lực kinh doanh của TĐKTNN

Trong kinh doanh, Vinalines cũng được ưu tiên vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc đầu tư đăng ký, mua bán tàu biển cũng được thực hiện theo cơ chế ưu đãi và được nhà nước cho phép chỉ định thầu đóng mới tàu biển trong nước.

Thế nhưng Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên cũng như tốn rất nhiều chi phí khác.

Vinalines đã chi ra gần 23 ngàn tỷ để mua 73 con tàu từ nước ngoài về, tất cả đều là tàu cũ trong đó có 13 chiếc không thể đăng kiểm để hoạt động, có nghĩa là nếu hoạt động chúng sẽ bị quốc tế giam giữ và bị phạt theo luật hàng hải. Điển hình là tàu Vinalines Global bị bắt giữ tại Trung Quốc 28 ngày, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD bao gồm tiền phạt và các chi phí giải quyết vụ kiện.

Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Vinalines đã dùng những đặc quyền đặc lợi này để thao túng các hợp đồng khi tập đoàn này tự ý mua, bỏ tiền ra tân trang nhũng con tàu cũ kỹ quá hạn sử dụng để rồi sau đó nhiều con tàu này vẫn nằm trong các ụ đóng tàu mà không bao giờ xuất xưởng. Có hàng chục chiếc tàu bị bỏ hoang trong nhiều năm nhưng vẫn phải trả lương thủy thủ, thuyền viên

Tuy nhiên tai tiếng của Vinalines lớn nhất có lẽ là vụ mua ụ nổi No83M. Ụ nổi 43 tuổi này được Vinalines mua với giá 9 triệu USD, sau đó sửa chữa tại nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam tốn thêm gần 5 triệu nữa. Cộng với những chi phí khác ụ nổi này lên tới 26,3 triệu USD – tương đương 70% giá đóng mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho tới nay ụ nổi này vẫn không thể hoạt động.

Không tính các vụ việc khác xảy ra trước đó, qua vụ mua ụ nổi này thì hành động tham ô trong cấp lãnh đạo của Vinalines không khó thấy tuy nhiên báo chí vẫn không hiểu tại sao một vấn đề lớn như thế lại được bao che trong một thời gian rất dài, mãi tới hai ngày vừa qua khi Tổng giám đốc của tập đoàn Vinalines là ông Mai Văn Phúc bị bắt giam, ông Dương Chí Dũng đương kim Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Vinalines bị lệnh truy nã khẩn cấp thì sự việc đã hoàn toàn ngoài tầm giải quyết của chính phủ. TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện nghiên cứu KHXH Hà Nội cho biết:

Thực ra hiện nay vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế nói chung.

Qua thực tiễn của Vinalines cũng như Vinashin và một số những vấn đề khác nữa thì có thể nói bên cạnh việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục của đầu tư công của các tập đoàn nhà nước Việt Nam thì đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận những lổ hổng. Nhìn nhận lại cách thức quản lý và hoạt động của các tập đoàn này để sao cho nó duy trì được vị trí, vai trò và đặc biệt cần phải sửa chữa nâng cao hoạt động của nó  đặc biệt nữa là phải bịt chặt những kẽ hở tạo ra sự lạm dụng.

…vụ Vinalines đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng, tuy nhiên qua những biểu hiện cũng như những thông tin ban đầu cho thấy rõ ràng ở đó đang có những vấn đề đặc biệt liên quan tới việc cố tình làm sai, kể cả có thể nói lạm dụng trách nhiệm để gây ra những hậu quả khá nặng nề cho đầu tư công cũng như cho phát triển của ngành và cho nền kinh tế
TS Nguyễn Minh Phong


Rõ ràng ở đây sự lạm dụng cũng như tính không hiệu quả của tập đoàn gắn liền với mấy điểm. Mục tiêu hoạt động của nó nói  gì thì nói bên cạnh những mục tiêu phi lợi nhuận nó cũng có mục tiêu vì lợi nhuận. Thế nên trong quá trình hoạt động vì lợi nhuận như vậy rất dễ bị lạm dụng mà hiện nay các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các dự án, hay tiêu chí để kiểm soát các quá trình thực thi cũng như những điều gọi là sự tuân thủ nhà nước xung quanh các hoạt động của tập đoàn hiện đang bị thiếu. Đây là một trong những điểm quan trọng nhất tạo ra tình huống thất thoát, lãng phí như những vi phạm vừa qua.

Ung thư chữa bằng thuốc cảm?

Vừa qua trong phiên họp quốc hội, một đề án về tái cấu trúc các tập đoàn đã được đệ trình và TS Nguyễn Minh Phong tỏ ra lạc quan khi chính phủ nhìn lại mấu chốt những vấn đề cơ bản nhằm vận dụng vào các tập đoàn trong thời gian sắp tới:

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế mới trình Quốc hội trong đó có một điểm rất quan trọng đó là khẳng định tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung vào những lãnh vực quan trọng nhất cũng như phân chia lại các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm. Trong đó nhóm thứ tư liên quan tới hoạt động vì lợi nhuận thì phải bình đẳng hoàn toàn với những doanh nghiệp khác. Ba nhóm còn lại liên quan tới công ích, liên quan tới bảo đảm ổn định cũng như bảo đảm đột phá trong tăng trưởng sẽ có cơ chế mới và những cơ chế này sẽ phản ảnh trong hai luật mới sẽ ra đời.

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh 

TS Nguyễn Quang A

Một là luật đầu tư công, hai là luật quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các hoạt động kinh doanh của nhà nước trong doanh nghiệp. Đây là hai điểm bổ xung rất quan trọng để tạo ra nền tảng pháp lý cũng như tạo ra rào cản pháp lý để ngăn chặn những hoạt động mang tính chất lợi dụng.

Tuy nhiên khác với những suy nghĩ lạc quan của TS Nguyễn Minh Phong, theo TS Nguyễn Quang A thì hình thức kỷ luật hay thay đổi nhân sự trong cách giải quyết sẽ không đi tới đâu nếu cốt lõi vấn đề không được xem xét và thay đổi, ông nói:

Xét kỷ luật hay chọn người các thứ này khác cũng chỉ là vá víu một chút mà thôi, giải quyết một chút chứ không giải quyết được vấn đề cơ bản. Vấn đề cơ bản là đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng các lực lượng kinh tế quốc doanh và chừng nào họ không xử được nguyên nhân chính ấy thì không có cách gì cả.

Vai trò chủ đạo của các tập đoàn nhà nước vẫn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong khẳng định trong Hội nghị Trung Ương 5 và vì vậy sự thay đổi cung cách quản lý là điều không thể tránh nếu không muốn những sự sụp đổ khác nối tiếp sau Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn mà nhà nước đặt rất nhiều kỳ vọng trong những năm qua.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bình luận về bài viết này