KT* – 551 – 032512 – Giải cứu BĐS từ cơ cấu lại tổ chức tín dụng: “Rằng hay thì thật là hay…”

Đăng lần đầu: 25.03.2012

Gia Lộc

       Theo: BaoXayDung
(Lời bình): – Ngay cả những bài báo của Bộ Xây Dựng, cơ quan của ĐCS còn chế diễu những biện pháp chữa cháy của Tấn Dũng thì nói gì tới DN BĐS và dân gian.
Hãy đọc những bài dưới đây, nhất là bài đầu tiên để thấy rằng không có phương cách nào cứu chửa BĐS ngoại trừ giựt sập nền kinh tế này, nhưng phải để người tài vận hành Hậu CS thì mới có hy vọng.

KT – 495 – 022912 – Đại hạ giá căn hộ cao cấp để cắt lỗ (all BĐS ref’s)

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
25.03.2012

———————————————————————————–
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/bat-dong-san/rang-hay-thi-that-la-hay%E2%80%A6.html

Thứ Sáu, 23/03/2012, 11:35 GMT+7

Giải cứu BĐS từ cơ cấu lại tổ chức tín dụng: “Rằng hay thì thật là hay…”

Sau động thái hạ lãi suất của Ngân hàng về mức 13%, thị trường BĐS dường như đã hơi nhúc nhích với việc một bộ phận nhỏ DN tiếp cận được nguồn vốn vay từ hệ thống tài chính quốc gia.

Mới đây nhất, biện pháp giải cứu thị trường BĐS khỏi cơn nguy khó của Nhà nước đã được đưa ra sau những mong ngóng khắc khoải của người trong cuộc.

Hoạch định bài bản

Theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, những chi tiết quan trọng của kế hoạch đầy kỳ vọng này có vẻ như đang là liều thuốc thứ 2 đặc trị căn bệnh khát vốn của thị trường BĐS song song với động thái hạ lãi suất của Ngân hàng ngày 13/3. Cụ thể, một trong các biện pháp để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) mà Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD đưa ra là: “Đối với một số loại công trình, BĐS thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các BĐS đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước”.

Đánh giá về biện pháp thu mua lại các BĐS tồn đọng này, nhiều chuyên gia nhận định đây được coi là nỗ lực quyết liệt nhất của Chính phủ đưa ra để cứu BĐS sau Chỉ thị 2196 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 01 ngày 13/02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nhìn vào những phát ngôn, động thái từ phía NHNN từ đầu năm 2012, cho thấy tất cả dường như đang nằm trong kế hoạch giải cứu BĐS được xây dựng rất kỹ lưỡng và được phối hợp bởi nhiều cơ quan liên ngành. “DN chúng tôi đã có lúc nghĩ NHNN và Chính phủ không cùng chí hướng là tập trung giải quyết căn bệnh nan y của BĐS nước nhà. Bởi NHNN thì không mặn mà về việc lập Ngân hàng BĐS, lãi suất chỉ giảm ở mức không đáng kể, thay vào đó NHNN chỉ lo việc nhà mình là tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ với lý do kiểm soát lạm phát. Nếu Đề án này thành công, thì ở góc độ nào đó BĐS cũng được cải thiện và củng cố niềm tin cho DN vào cơ quan quản lý vĩ mô”, một giám đốc DN BĐS chia sẻ.

Đề án nêu rõ, về phía Nhà nước, đơn vị được giao trách nhiệm đứng ra mua các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DN (DATC) của Bộ Tài chính. Các khoản nợ xấu sẽ được đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị, sau đó có thể xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro hoặc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của DN vay. Ngoài ra, nợ xấu cũng có thể được bán cho các DN không phải tổ chức tín dụng, Cty mua bán nợ tư nhân và Cty mua bán nợ của các NHTM.

Một hình thức siết nợ?

Mặc dù đã được hoạch định bài bản, việc Chính phủ mua lại các BĐS tồn đọng, hay các khoản nợ xấu của các TCTD luôn đồng nghĩa với việc “bơm” tiền ra thị trường vốn có nhiều rủi ro. Đây chỉ là một giải pháp mang tính tình thế. NHNN và Bộ Xây dựng – hai cơ quan chịu trách nhiệm chính quản lý các TCTD và thị trường BĐS chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm để bịt những lỗ hổng có thể phát sinh từ giải pháp cấp bách này. Việc mua lại các dự án BĐS, nếu được thực hiện, cơ quan chịu trách nhiệm rà soát, phân loại cũng sẽ gặp không ít rắc rối, bởi những câu hỏi từ thực tế thị trường: Với các dự án đã được bán từ khi san nền và đang nằm trong tay giới đầu cơ thì sẽ xử lý sao? Các dự án BĐS thuộc diện “nợ xấu” đang nằm ở phân khúc nào, cao cấp hay thấp cấp?

Ngoài ra, theo phân tích của một giám đốc DN BĐS có uy tín tại khu Mỹ Đình – Từ Liêm, thì cách làm của đề án là rất khó đạt hiệu quả mong muốn, nếu không muốn nói là “chỉ có cho vui”. Theo ông này, nên chăng Chính phủ thực hiện bằng biện pháp mạnh hơn: Đối với những dự án đã được xem xét cân nhắc về tính pháp lý và khả năng hoàn thiện trong năm nay, để “phủ” được diện rộng, Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện. Nếu DN không đủ vốn để thực hiện, Nhà nước sẽ bơm vốn vay trợ lực để hoàn thiện trong thời hạn nhất định. Sau đó, hoàn công, trả nhà và lấy lại tiền. Rồi quay vòng tiếp tục cho DN vay để làm tiếp các dự án sau đó. Có như vậy thì mới mong cứu vãn được tình thế hiện nay. Chưa kể tới, khi Nhà nước mua lại sản phẩm của DN, lượng tiền mà DN thu về liệu có được sử dụng đúng mục đích kỳ vọng hay không thì khó có thể khẳng định được (!).

Ở một quan điểm khác, đại diện DN BĐS xin được giấu tên phân tích, hình thức thu mua như Đề án nêu không khác gì một hình thức siết nợ. Cách làm theo Đề án chỉ tốt với các chủ đầu tư thuộc Nhà nước bởi hình thức là mua lại nhưng bản chất là bơm thêm tiền. Còn lại, với những chủ đầu tư như AZ thì đó là bán đứt cho Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc siết nợ của Ngân hàng. Ví dụ, DN còn nợ 1 nghìn tỷ, Nhà nước định giá dự án trị giá 700 tỷ và mua luôn dự án đó. Còn lại 300 tỷ DN vẫn phải tiếp tục thanh toán nợ. Chủ đầu tư đang cần tiền bằng cách bán những dự án của mình với mức giá cao hơn Nhà nước định giá để trả nợ cho Nhà nước. Nếu cơ quan định giá của Nhà nước định giá với mức kiểu “đền bù” thì sẽ không DN nào muốn nhận sự ưu ái trợ giúp kiểu này. Ở một bài toán khác, khu vực A có trị giá thị trường là 70 triệu đ/m2, ngân hàng sử dụng thang giá của Nhà nước là 30 triệu đ/m2 và cộng 2 trị số này rồi chia đôi là 50 triệu đồng. Ngân hàng sẽ áp dụng cho vay 70% của mức giá 50 triệu đ/m2. Mức giá 40 triệu đồng này thấp hơn giá thị trường nhiều và chỉ cao hơn thang giá Nhà nước một chút. Đến trường hợp DN không có khả năng chi trả, Ngân hàng sẽ siết luôn khu đất A của DN với mức giá 40 triệu đồng. Đây chính là viễn cảnh đen tối cho nhiều DN tư nhân, không có biện pháp tài chính chống lưng.

Gia Lộc
Theo Báo Xây Dựng

Bình luận về bài viết này