KT* – 617 – 041212 – Chính phủ sẽ cho vay bất động sản

Đăng lần đầu: 12.04.2012

BBC-uk 

       Theo: bbc.uk
(Lời bình): – Mỗi ngày đọc thêm nhiều chuyện khôi hài của bọn cầm quyền.
Càng ngày càng lộ rõ sự túng quẫn phương án cứu BĐS. Mặc dầu túng quẫn nhưng áp lực của nhóm cánh hẩu BĐS quả là to lớn và không ngừng nghĩ.
Không một CP nào trên thế giới mà đúng ra cho vay BĐS. Đây là một ý tưởng điên rồ của một người quẩn trí hay một tập thể lãnh đạo quẫn trí.
Cứ cho là bọn ngốc này sẽ tiến hành ý tưởng rồ dại này. Muốn mở hệ thống nhà băng có NV lành nghề, nghiệp vụ tốt, muốn hàng ngàn chi nhánh kháp 64 tỉnh thành thì mất thời gian bao lâu ??? 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm ??? Tôi nghĩ sớm nhất là 1 năm, khi vận hành thuần thục là phải 2 năm.  DN BĐS cầm hơi thở được bao nhiêu lâu nữa, theo tôi maximum là 6 tháng nữa là banh chìa hết, chổng gọng lên trời tất cả, từ bầu Đúc, Vincom tới cá kèo BĐS.
Còn chuyện CP tung tiền ra mua 200.000 căn hộ với giá bình quân 2ti3 vnd/căn thành 400.000 tỉ hay 20 tỉ usd.
Hiện giờ chú phỉnh không có 1 tỉ usd để làm cảng Kê Gà cho Alumina vận chuyển tháng 04.2012 này, không kiếm nổi 1.5 tỉ usd để sửa chửa Dung Quốc, không có tiền trả lương cho nhiều nhà thương hấp hối, như Đinh la Thăng nói ngân sách của Bộ GTVT hết từ cuối 2011 nên mới lấy phí bảo trì gấp gấp v.v…..Những món tiền cấp bách, sanh tử này còn không có mà tính tới chuyện bỏ 20 tỉ usd mua tất cả BDS (như mua nợ) rồi cho người tiêu dùng vay để mua nhà…Nếu người tiên dùng không hưởng ứng mua thì sao ????

CXN*_123111_1352_Tại sao BĐS kiệt quệ và kiệt quệ lâu hơn nữa. Giải pháp ở đâu ???

Đây là một câu nói mà tôi chắc rằng chủ DN nào đọc được cũng phì cười vào mủi của Nguyễn văn Bình. Trích:”

Ông Bình được dẫn lời nói “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu”.”hết trích.

DN biết rằng tháo gở khó khăn trong món nợ vay là phải bán được hàng, phải có lời chứ không phải tiếp cận vốn để lấy nợ sau trả nợ trước. Làm sao duy trì và mở rộng sản xuất nếu lạm phát làm người dân mất hết sức mua ????? Những thằng ngốc về kinh tế phát biểu thì ai cũng biết ngay.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
12.04.2012

———————————————————————————–

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/04/120411_vn_econ_bold_moves.shtml

Chính phủ sẽ cho vay bất động sản

Cập nhật: 15:49 GMT – thứ tư, 11 tháng 4, 2012
Thống đốc Bình nói sẽ nới tín dụng thuộc lĩnh vực “không khuyến khích”.

Thống Ngân hàng Nhà nước nói nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực nhưng lại quyết định cho vay bất động sản.

Ông Nguyễn Văn Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại cuộc họp báo ngày 11/04 rằng “Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh”.

“Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%, tại một số tổ chức tín dụng nợ xấu còn cao hơn”. Tuy nhiên ông Bình không nêu tên các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao là tổ chức nào.

Về bản chất, nợ xấu chính là các khoản vay không trả nợ đúng hạn nhưng kéo dài hơn mà thôi.

Ông Bình được dẫn lời nói “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu”.

“Bất động sản nổi sóng”

“Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản”

Báo Nhân Dân

Khoảng hơn một năm sau Nghị quyết 11 của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó nêu rõ hạn chế cho vay đối với các hoạt động phi sản xuất nói chung và bất động sản nói riêng, tuyên bố của ông Bình được truyền thông trong nước quan tâm theo dõi.Bấm

BấmThời báo Kinh tế Việt Nam có blog chạy tít “Bất động sản nổi sóng” khi tin nới cho vay lĩnh vực này lan đi trong khi báo BấmNhân Dân bình luận rằng “Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản”.

Vào cuối tháng trước, báo điện tử VietnamNet có bài “Nhóm lợi ích nào thâu tóm bất động sản”.

Bài báo nói “nếu tín dụng chung chưa được khai thông, các dự án bất động sản chắc chắn vẫn sẽ bị đói vốn và chủ dự án vẫn lệ thuộc vào ngân hàng.

Giao dịch bất động sản bị chững lại trong nhiều tháng qua.

Bài của báo này mô tả điều họ gọi là “chính ngân hàng mới là nhóm lợi ích hùng mạnh nhất, đang “gom hàng giá rẻ” từ những chủ doanh nghiệp bất động sản thất cơ lỡ vận”.

“Nhóm tài phiệt trong nước đang trở thành tác nhân chính tạo nên chiến dịch thâu tóm, sáp nhập, tiến công vào những thành trì tưởng như bất khả xâm phạm ….từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu”.

“Không chỉ ung dung hưởng lợi trên sự đau khổ của các doanh nghiệp khác, ngân hàng còn là một ông chủ của nhiều khoản vay nợ to lớn về bất động sản” Bấmbài báo nói thêm.

Thực trạng đói vốn, một phần do giá bất động sản giảm mạnh trên cả nước và đặc biệt tại các thành phố lớn, không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản cỡ nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn.

Vincom, một trong các tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bất động sản, mới đây đi vay 185 triệu đôla qua phát hành trái phiếu quốc tế.

‘Hạ quá nhanh’

ADB cảnh báo Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh.

Đồng thời với tuyên bố nới tín dụng “phi sản xuất” và hỗ trợ doanh nghiệp khó trả nợ, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh khiến giới quan sát nước ngoài đưa ra cảnh báo.

Ngân hàng Phát triển châu Á vào ngày 11/04 trong tóm tắt đánh giá kinh tế Việt Nam nói “triển vọng phát triển ngắn hạn có thể gặp những rủi ro nếu Chính phủ hạ lãi suất quá nhanh, dẫn đến việc thị trường ngoại hối mất ổn định”.

Phóng viên Ben Bland của Financial Times trên Bấmblog ra ngày 10/04 bàn về quyết định hạ lãi suất hai lần trong chưa đầy một tháng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tác giả nhận định rằng “với xu hướng thiên về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn là ổn định kinh tế, cũng như tính độc lập còn hạn chế của Ngân hàng Nhà nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam còn phải nỗ lực thêm nữa nếu muốn thuyết phục giới đầu tư rằng Việt Nam có thể tìm đúng điểm cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng”.

Phóng viên của Financial Times trích nhận định của một nhà phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, Quỹ đầu tư và môi giới do con gái Thủ tướng Việt Nam lập ra, nói rằng việc giảm lãi suất là ngoài dự kiến nhưng là việc “cần thiết để giảm chi phí cấp vốn và theo đó giảm lãi suất cho vay để tăng cường tăng trưởng tín dụng trong qu‎y hai vì đang bị èo uột”.

Bình luận về bài viết này